Chi tiết và từ nguyên Haryana

Tên gọi Haryana có nghĩa "Nơi ở của Thần" lấy từ Hari (vị thần Hindu Vishnu [Visnu]) và từ ayana (nhà ở)[1]. Bang này nổi tiếng về lúa mỳ và sản xuất sữa. Ngoài sông Yamuna và Ghaggar, các con sông chảy theo mùa như Markanda, và Tangri cũng chảy qua bang này. Một số con kênh thủy lợi chảy qua bang này, mang nước từ các con sông chảy quanh năm từ dãy Himalayas. Địa hình bang này nhìn chung bằng phẳng có nhiều đất mùn bao phủ và rất thích hợp cho ngành nông nghiệp. Khu vực tây nam thì khô hơn và nhiều cát hơn. Có một vài khu vực đồi tạo thành một phần của Đồi Siwalik ở đông bắc và Dãy Aravalli ở phía nam. Bang này có lục địa, với nhiệt độ cực nóng vào mùa Hè. Gió mùa mang mưa đến vào thời gian giữa tháng 7 và 9.

Haryana có 4 trường đại học và hai trường cao đẳng y khoa. Ngôn ngữ chính thức là tiếng HindiPunjabi là ngôn ngữ chính thức thứ 2. Một số lượng dân, đặc biệt là ở nông thôn, nói tiếng Haryanvi, một phương ngữ của tiếng nổi tiếng do sự thô mộc của nó. Đa số dân theo Hindu giáo, tiếp theo là các tôn giáo khác Sikhism, Hồi giáo, JainismThiên Chúa giáo. Haryana đã là một phần của cả nền Văn minh Thung lũng Indus và nền văn minh trước đó là nền văn minh Vedic. Mahabharat đã đề cập nhiều nơi mà ngày nay nằm trong bang Haryana như Kurukshetra và Gurgaon.

Ngày nay người ta cho rằng Ghagghar là sông Saraswati ban đầu trong thời kỳ Vedic.